1. Thẩm định thực tế/thực địa:
- Tham gia thẩm định trực tiếp khách hàng/ thực địa cơ sở sản xuất kinh doanh cùng ĐVKD.
- Đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Phỏng vấn chuyên sâu khách hàng để khai thác thông tin liên quan trong quá trình thẩm định.
- Đưa ra quan điểm đánh giá tình hình thẩm định thực tế có phù hợp với hồ sơ cung cấp hay không.
2. Phát hiện những điểm trọng yếu đối với HĐKD/ phương án KD/ phương án cấp tín dụng/ TSBĐ của KH. Thẩm định Khách hàng FDI:
- Phản hồi thông tin cho ĐVKD trong thời gian cam kết về các yêu cầu bổ sung thêm thông tin hồ sơ tín dụng.
- Thực hiện tái thẩm định hồ sơ theo các qui trình nghiệp vụ trong công tác tái thẩm định: (i) Thẩm định tư cách pháp lý, kiểm tra đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của khoản cấp tín dụng; (ii) Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng; (iii) Phân tích hiệu quả PAKD, tính hợp lý của việc xác định nhu cầu vốn, đánh giá những rủi ro trong việc quản lý khoản cấp tín dụng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro; (iv) Phân tích cơ cấu tài sản đảm bảo phù hợp với qui định; (v) Kiểm tra tính tuân thủ của ĐVKD trong việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp phê duyệt đối với khoản cấp tín dụng; (vi) các nội dung khác theo yêu cầu từng thời kỳ.
- Đánh giá rủi ro và sự ảnh hưởng đến khoản cấp tín dụng.
- Tư vấn các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
- Tham chiếu các điều kiện HĐTD đã từng phê duyệt cho những khách hàng tương tự.
- Tham chiếu các văn bản quy định có liên quan của Pháp luật và VPBank để đưa ra đề xuất phù hợp.
3. Thẩm định (i) tổng quan Tập đoàn và/hoặc (ii) công ty mẹ trên cùng và/hoặc (iii) công ty mẹ trực tiếp của KH FDI:
- Phản hồi ĐVKD về các yêu cầu bổ sung thêm thông tin hồ sơ tín dụng.
- Thẩm định các thông tin tổng quan về mô hình hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, cơ cấu sở hữu và các khía cạnh cần thiết khác liên quan đến tổng thể Tập đoàn và/hoặc công ty mẹ trên cùng của KH FDI.
- Thẩm định các thông tin tổng quan về mô hình hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, cơ cấu sở hữu và các khía cạnh cần thiết khác liên quan đến các công ty liên quan trong Tập đoàn (hoạt động tại Việt Nam hoặc ngoài Việt Nam) của KH FDI; và các giao dịch giữa KH FDI và các công ty liên quan đó.
Đánh giá rủi ro và sự ảnh hưởng của Tập đoàn và/hoặc công ty mẹ đến khoản cấp tín dụng cho khách hàng để làm cơ sở đề xuất các biện phảm giảm thiểu rủi ro cho việc cấp tín dụng của VPBank.
4. Thẩm định đối với Bên phát hành các Văn bản Hỗ trợ Bảo đảm (“VBHTBĐ”):
- Phản hồi ĐVKD về các yêu cầu bổ sung thêm thông tin hồ sơ tín dụng.
- Thẩm định đối với Bên phát hành cácVBHTBĐ: (i) Thẩm định mối quan hệ của Bên phát hành VBHTBĐ với khách hàng; (ii) Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng hỗ trợ bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính của KH FDI liên quan đến khoản tín dụng do VPBank cấp; (iii) các nội dung khác theo yêu cầu từng thời kỳ và từng trường hợp cụ thể.
- Đánh giá rủi ro và sự ảnh hưởng của Bên phát hành VBHTBĐ đến các khoản cấp tín dụng cho khách hàng.
Tư vấn các biện pháp/ điều kiện quản lý đối với Bên phát hành VBHTBĐ nhằm giảm thiểu rủi ro cho VPBank.
5. Khách hàng FI
Hoạt động thẩm định:
- Tiến hành giao việc cho các nhân viên trên cơ sở tiếp nhận hồ sơ tín dụng của ĐVKD (bao gồm Khối TTTC, Khối Ngân hàng giao dịch và Định chế quốc tế) về việc cấp các hạn mức giao dịch CAT 1, CAT 2, CAT 3, CAT 4 (tương ứng với Hạn mức tín dụng tín chấp, hạn mức tiền thanh toán, hạn mức thanh toán và hạn mức rủi ro gián tiếp) cho đối tác (bao gồm Ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng (công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ) thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
Các hoạt động khác: Kiểm soát tổng thể về các hoạt động khác của Phòng liên quan đến nhóm KH FI trên các khía cạnh về (i) nội dung, (ii) chất lượng, và (iii) thời hạn hoàn thành, bao gồm nhưng không giới hạn ở, các đầu việc sau:
- Tổng hợp các thông tin quan trọng liên quan đến FI, kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới phục vụ cho việc phân tích KH FI và lập các báo cáo theo yêu cầu của Hội đồng Quản trị VPBank, của Giám đốc Khối TD.
- Hỗ trợ ĐVKD về việc xếp hạng/đánh giá tín nhiệm các Ngân hàng nước ngoài, phục vụ cho nghiệp vụ tài trợ L/C do ngân hàng đó phát hành.
6. Kiểm soát Báo cáo thẩm định/tái thẩm định:
- Kiểm soát tổng thể Báo cáo thẩm định/tái thẩm định trên mọi khía cạnh trước khi trình HĐTD/CGPDTD.
Bổ sung thêm điều kiện cấp tín dụng, nếu cần, nhằm tăng cường việc kiểm soát rủi ro đối với Báo cáo TTĐ trước khi trình HĐTD/CGPDTD
7. Phản hồi ĐVKD về các quan điểm của Phòng TTĐ KH FDI & FI trong Báo cáo thẩm định/tái thẩm định:
- Tổng hợp các ý kiến đánh giá giữa đơn vị kinh doanh và tái thẩm định, đưa ra quan điểm rõ ràng, thực hiện ký kiểm soát và trình ký cấp phê duyệt.
- Đưa ra ý kiến cuối cùng trong trường hợp ĐVKD và CGTTĐ không thống nhất được ý kiến.
8. Tham gia Họp hội đồng tín dụng:
- Phản biện và bổ sung ý kiến trước HĐTD để bảo vệ những quan điểm phù hợp.
9. Chốt Nghị quyết HĐTD để thư ký trình ký:
- Kiểm soát lại nội dung và ký nháy Nghị quyết trước khi Phòng TTĐ KH FDI & FI gửi thư ký trình ký HĐTD.
10. Phối hợp với các bộ phận liên quan để giải đáp/ tháo gỡ thắc mắc khi triển khai khoản cấp tín dụng đã được phê duyệt.
- Đưa ra ký kiến cuối cùng của Phòng TTĐ KH FDI & FI trong việc giải đáp/tháo gỡ thắc mắc trong quá trình áp dụng Nghị quyết đối với những trường hợp các đơn vị liên quan không thống nhất với phản hồi của CGTTĐ.
11. Cải tiến quy trình, văn bản, quy chế
- Xây dựng/Đóng góp ý kiến xây dựng những văn bản liên quan đến công việc TTĐ KH FDI & FI.
- Ký kiểm soát văn bản trước khi ban hành đối với những văn bản cần lấy ý kiến từ phòng TTĐ KH FDI & FI.
- Là đầu mối về mảng nghiệp vụ tín dụng liên quan đến hoạt động thẩm định/tái thẩm định của Phòng.
- Tham gia các dự án khác khi có yêu cầu của Giám đốc Khối TD;
Kiểm soát việc lưu trữ hồ sơ của Phòng.
12. Quản lý nhân sự và phát triển đội nhóm trong Phòng
- Quản lý thời gian và hiệu quả làm việc của các thành viên trong phòng.
- Điều phối nhân sự giữa các mảng nghiệp vụ trong phòng Đào tạo nhân sự; xây dựng lộ trình thăng tiến và hỗ trợ nhân sự trong phòng thực hiện theo lộ trình thăng tiến.
- Chủ động dẫn dắt nhân sự của phòng tham gia các hoạt động chung của Ngân hàng. Là nhân tố tích cực, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho toàn nhân sự trong phạm vi của Phòng và Khối TD.
- Đánh giá HQLV: Đánh giá hiệu quả công việc cuối cùng đối với nhân viên trong phòng và có những đề xuất nhân sự lên Giám đốc Khối, bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc, thay đổi mức lương, bậc, xếp hạng, tuyển dụng bổ sung hoặc sa thải nhân sự, các biện pháp khen thưởng, kỷ luật.
- Tham gia đào tạo cho phòng và các đơn vị có liên quan về kỹ năng thẩm định, phân tích tài chính, ngoại ngữ, vvv.